Trong thời tiết như hiện nay, bệnh tiêu chảy rất dẽ xảy ra khi trẻ ăn những thức ăn không hợp vệ sinh hoặc bị nhiễm virus. Do đó, việc cho trẻ ăn uống lành mạnh và áp dụng một số phương pháp chữa trị đúng đắn là rất quan trọng và cần thiết.
Cho trẻ ăn chậm chứ không ăn ít
Khi thấy trẻ bị tiêu chảy, nhiều bà mẹ sợ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và để giảm gánh nặng lên đường ruột nên lập tức cho con ăn ít đi. Tuy nhiên, đây không phải là cách làm đúng đắn vì khi trẻ bị tiêu chảy, cơ thể của bé đang bị mất rất nhiều nước và năng lượng. Do đó, trẻ đang có nhu cầu cần được cung cấp nước, khoáng chất và các chất dinh dưỡng nhiều hơn thường ngày. Nếu các mẹ để cho bé ăn quá ít thì cũng có thể kéo dài bệnh tiêu chảy vì cơ thể trẻ đang gặp khó khăn khi phục hồi các thương tổn đường ruột.
Chính vì thế, trong thời gian bé bị tiêu chảy, các mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn thường ngày của bé, cho bé ăn chậm, đồng thời, chế biến các thực phẩm dễ tiêu hóa, chẳng hạn như sữa, mì, cháo, tinh bột củ sen…
Kiêng ăn tỏi
Nguyên nhân trẻ mắc bệnh tiêu chảy phần lớn là do đã ăn phải các thức ăn bị ôi thiu, không hợp vệ sinh, nhiễm virus hoặc do cơ thể bị cảm lạnh. Nếu ăn tỏi và các thức ăn có chứa quá nhiều gia vị khác có thể ảnh hưởng đến đường ruột, càng kích thích thành ruột và có thể gây nên việc tắc nghẽn mạch máu trong đường ruột. Khi con bị tiêu chảy, các mẹ nên chăm sóc kỹ hơn cho bé, đặc biệt là nên cho bé ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước lọc.
Ăn ít rau
Trong thời gian bé bị tiêu chảy, ăn nhiều một số loại rau có chứa nitrite hoặc nitrate như bắp cải, tỏi tây, cải bắp, rau bina… sẽ càng làm cho căn bệnh tiêu chảy trầm trọng hơn. Lúc này nồng độ axit trong dạ dày trẻ quá thấp nên các vi khuẩn trong đường ruột cũng giảm theo nên việc ăn quá nhiều rau xanh có thể gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy nghiêm trọng hơn. Cách tốt nhất là trong giai đoạn bé bị tiêu chảy, các mẹ nên cho bé ăn ít rau hơn trong khẩu phần ăn hàng ngày.