Hiện nay, nạn đau mắt đỏ càng ngày càng gia tăng và có chiều hướng lan rộng. Do đó, Bộ Y Tế đã đưa ra một số cách phòng bệnh hiệu quả để giúp người dân phòng bệnh đúng cách căn bệnh này.
Nguyên nhân
Có nhiều con đường lây lan căn bệnh đau mắt đỏ, chẳng hạn như tiếp xúc nơi đông người, tiếp xúc với người bệnh qua đường hô hấp, tiếp xúc qua những vật nhiễm nguồn bệnh, sử dụng chung nguồn nước bị ô nhiễm và thói quen thường xuyên dùng tay dụi mắt, sờ mũi, miệng…
Bệnh đau mắt đỏ hiện nay chưa có cách điều trị dứt điểm vì khi người bệnh khỏi rồi vẫn có thể bị mắc bệnh trong vòng vài tháng tiếp theo. Nghiêm trọng hơn là căn bệnh này có thể lây lan trên diện rộng và tạo thành dịch bệnh.
Phòng bệnh
Vi khuẩn gây bệnh có thể sống vài ngày trong môi trường, còn người bị nhiễm bệnh sau khi hết bệnh một tuần vẫn có thể lây lan căn bệnh đau mắt đỏ trong vòng một tuần. Do đó, cách phòng bệnh hiệu quả nhất là nên hạn chế, cách ly, và vệ sinh những đồ dùng hàng ngày thường tiếp xúc của người bị nhiễm bệnh.
Bạn nên tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh đồ dùng cá nhân thường sử dụng. Sau khi bị bệnh, nên giặt giũ cẩn thận những quần áo đã mặt, không giặt chung với các quần áo khác và không nên dùng tay để dụi vào mắt, mũi, miệng…
Hơn nữa, bạn nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, rửa mắt bằng nước muối sinh lý, và khi có dịch bệnh thì nên hạn chế tiếp xúc, nhìn vào mắt, dùng chung đồ đạc với người bị đau mắt…
Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh như cộm ở mắt, khó mở mắt, mắt bị sưng, mọng đỏ, đau nhức, chảy nước mắt và người khá mệt mỏi, ho, sốt, đau họng thì nên cách ly và đến các cơ sở y tế gần nhất ngay.
Đối với những trẻ bị mắc bệnh đau mắt đỏ thì cha mẹ nên cho trẻ nghỉ học, cho trẻ nằm nghiêng một bên khi ngủ, vệ sinh mắt hàng ngày và điều trị theo phương thuốc của bác sĩ…