Nhiều bậc phụ huyên khi con em của mình mắc các triệu chứng ho, sổ mũi, cảm cúm thì ngay lập tức họ sẽ ra tiệm thuốc tây gần nhà nhất để mua thuốc về cho con em họ mặc dù chưa có sự chỉ dẫn của bác sỹ.
Vậy khi trẻ mắc những triệu chứng trên bạn nên làm gì đầu tiên? Hãy thử những phương pháp chữa trị an toàn, hiệu quả và dịu nhẹ dưới đây. Tuy không có tác dụng ngay tức khắc nhưng lại soa dịu bớt nỗi khó chịu trong người bé.
1. Hãy cho trẻ nghỉ ngơi thật nhiều
Nghỉ ngơi là biện pháp tốt nhất giúp trẻ lấy lại được năng lượng để chống chọi với bệnh tật. có như vậy thì sức khỏe mới mau hồi phục. Không chỉ phát bện do virut xâm nhập mà stress cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến con bạn đổ bệnh. Chính vì vậy các phụ huynh nên quan tâm chia sẻ với con mình nhiều hơn, luôn tạo cho con mình một môi trường sống thật thoải mái và hạnh phúc.
Khi bé bị bệnh bạn nên cho bé nghỉ ngơi ở vườn hoặc ngoài hiên không nhất thiết phải là giường, phải tạo cho trẻ một không gian thật thỏi mái và đầy chất trẻ thơ thì trẻ mới có thế nhanh khỏi bệnh được, vì nó sẽ giúp bé vui hơn đó.
Nếu biện pháp trên không có tác dụng thì bạn hãy đọc truyện cho bé trong vòng tay của mình. Hoặc cho bé gọi điện với người thân như ông bà hay bạn bè.
2 . Tạo không khí có độ ẩm thích hợp
Khi bé bị ốm, bạn nên cho bé tắm nước ấm và hít thở không khí ẩm sẽ giúp bé đỡ nghẹt hơn.
Mẹ nên đặt một chiếc máy làm ẩm, máy phun sương có chứa tinh dầu trong phòng của bé sẽ giúp bé giảm bớt đau nhứt, hoặc cho bé xông hơi trong phòng tắm cũng là một biện pháp rất tốt. 3. Sử dụng nước muối và bầu hút mũi.
Với công nghệ hiện đại thì bầu hút mũi sẽ là giải pháp tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ em trong độ tuổi còn quá nhỏ. Một biện pháp tại gia bạn có thể dùng nước muối có thể rửa sạch mũi khi bé quá nhỏ để xì mũi. Việc làm thông mũi của bé khi có chất dịch tiết ra là rất cần thiết vì nó làm cản trở tới việc bú bình hoặc bú sữa mẹ.
Với biện pháp nhở nước muối bạn có thể làm như sau: : Hòa tan khoảng ½ thìa cà phê muối vào 250ml nước ấm. Giữ trong lọ thủy tinh sạch sẽ. Chỉ giữ dung dịch trong vòng một ngày.
Với biện pháp hút mũi bạn có thể làm như sau:
– Ngửa đầu bé ra sau hoặc đặt bé nằm ngửa với một chiếc khăn đặt sau đầu. Nhỏ 2 -3 giọt nước muối vào một bên mũi. Giữ đầu bé ngửa khoảng 30 giây (hoặc ít hơn đối với trẻ sơ sinh).
– Bóp bầu hút mũi, nhẹ nhàng đưa vào trong lỗ mũi. Bạn có thể nhẹ nhàng bịt lỗ mũi kia bằng ngón tay để tăng hiệu quả.
– Nhẹ nhàng thả bầu hút mũi để hút chất nhầy.
– Lấy bầu hút mũi ra và vệ sinh bầu hút mũi bằng khăn giấy.
– Lặp lại với mũi bên kia.
Chú ý:
– Không dùng thuốc xịt thông mũi cho trẻ nhỏ.
– Không nhỏ nước mũi trên 4 ngày, vì điều này sẽ làm khô mũi của bé.
– Khi dùng bầu hút mũi bạn có thể không cần dùng nước muối.
– Không hút mũi nhiều lần trong ngày, việc này có thể gây ảnh hưởng tới niêm mạc mũi.
– Dùng khăn giấy để thấm chất lỏng chảy ra nếu bé không thích hút mũi.
3. Xoa dầu (Áp dụng cho trẻ trên 3 tháng tuổi)
Một biện pháp rất thường hay dùng khi các bé bị ốm đó là xoa dầu. Xoa dầu không làm khỏi bệnh mà chỉ giúp bé thở dễ hơn bởi cảm giác mát lạnh của dầu gây ra. Và đặc biệt bạn chỉ sử dụng dầu dành cho trẻ em và phải có sự chỉ dẫn của bác sỹ.
Chú ý: Không cho dầu vào miệng, mũi, mắt hoặc bất cứ chỗ nào trên mặt. Đặc biệt là những vùng da nhạy cảm.
4. Bổ sung nước (Áp dụng cho trẻ trên 6 tháng)
Uống nhiều nước là một biện pháp rất tốt giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và làm loãng nước mũi nhưng nhiều trẻ không thích uống nước chính vì vậy các bà mẹ nên cho trẻ uống nước hoa quả để bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Chú ý: Duy trì sữa mẹ hoặc sữa dinh dưỡng đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi.
5. Súp gà và thức uống ấm khác (Áp dụng cho trẻ trên 6 tháng)
Súp gà rất ngon và bổ dưỡng không chỉ thế súp gà có thể làm dịu các triệu chứng cảm cúm như: mệt mỏi, đau nhức, ngạt mũi và sốt.
Súp, nước táo, nước hoặc bất cứ thức uống ấm nào khác mà con bạn thích.
6. Mật ong (Áp dụng cho trẻ trên 12 tháng)
Từ xa xưa mật ong đã có tác dụng rất tốt, giúp làm dịu cổ họng và giảm ho. Mẹ có thể cho bé uống ½ – 1 thìa cà phê mật ong. Hoặc hòa mật ong với nước ấm hoặc cho thêm chanh để cung cấp vitamin C cho bé để giảm bớt độ ngọt của mật ong. Sau khi cho bé uống mật ong, hãy chải răng cho bé, đặc biệt là buổi tối.
Chú ý: Không cho trẻ dưới một tuổi uống mật ong vì nó có thể gây ra chứng ngộ độc hiếm gặp và gây tử vong.
7. Súc miệng bằng nước muối (Áp dụng cho trẻ trên 3 tuổi)
Súc miệng bằng nước muối là một cách để làm dịu cổ họng bị đau bởi vì ho và rửa sạch chất nhẩy khỏi cổ họng. Hãy cho bé súc miệng 3 – 4 lần/ ngày khi con bạn bị bệnh.
Cách dạy bé súc miệng:
– Thực hành với nước sạch.
– Bảo bé ngẩng đầu lên và cố gắng giữ nước ở cổ họng mà không nuốt.
– Một khi bé thành thạo, hãy cho bé thử tạo tiếng với cổ họng.
– Dạy bé nhổ nước ra.
8 . Massage trị ho hiệu quả
Thao tác 1: Ấn và vuốt nhẹ ngón tay đeo nhẫn.
Thao tác này có tác dụng kích thích hệ miễn dịch và giúp phổi khỏe mạnh. Bắt đầu từ nếp nhăn ở khớp thứ 2 của ngón tay, xoa bóp nhẹ theo chiều hướng lên trên và cứ thế lặp lại nhiều lần. Số lần thực hiện tùy thuộc vào độ tuổi của các bé như sau:
– Massage khoảng 100-200 lần đối với lứa tuổi trẻ sơ sinh đến 2 tuổi.
– Massage khoảng 200-300 đối với trẻ từ 2 đến 5 tuổi.
– Massage khoảng 400-500 đối với trẻ 6 đến 12 tuổi.
Thao tác 2: xoa bóp theo chiều kim đồng hồ trên lòng bàn tay
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, đây là một thao tác massage cơ bản khác giúp tăng cường hệ miễn dịch và hài hòa các cơ quan trong cơ thể. Sử dụng ngón tay cái của bạn, mát xa nhẹ lòng bàn tay theo chiều kim đồng hồ.Tùy theo độ tuổi của trẻ mà số lần massage có thể thực hiện như sau:
– Massage khoảng 100 lần đối với lứa tuổi sơ sinh đến 2 tuổi.
– Massage khoảng 200 lần đối với trẻ từ 2 đến 5 tuổi.
– Massage khoảng 300 lần đối với trẻ 6 đến 12 tuổi.
Thao tác 3: Dùng ngón tay cái mát xa nhẹ từ phía ngực đi ra.
Thao tác này đặc biệt có hiệu quả trong việc trị ho, khó thở và tức ngực. Dùng 2 ngón tay cái mát xa nhẹ từ phía xương ức ra vị trí ti và lặp đi lặp lại nhiều lần.
– Massage khoảng 100-200 lần đối với lứa tuổi sơ sinh đến 2 tuổi.
– Massage khoảng 200-300 đối với trẻ 2-5 tuổi.
– Massage khoảng 400-500 đối với trẻ 6-12 tuổi.
– Bạn có thể xoa bóp tại điểm trung tâm ngực khoảng 100-300 lần để giúp phổi khỏe mạnh và trị cơn ho.
Thao tác 4: Véo và kéo dọc theo xương sống
Thao tác này có ích cho sức khỏe khi thực hiện dọc theo toàn bộ xương sống. Khi tập trung vào khu vực từ xương bả vai đến cổ sẽ giúp kích thích tất cả các điểm châm cứu liên quan đến phổi và ngực.
Khu vực bạn thực hiện thao thác là phần mô cơ trên toàn bộ 2 phía của xương sống. Dùng ngón tay cái và ngón trỏ véo lên phần mô cơ với một lực vừa phải, và đẩy các ngón tay cái của bạn lên phía cột sống. Thực hiện đều theo hướng từ dưới lên trên, làm khoảng 100-300 lần hoặc làm cho đến khi thấy da hồng lên.
Thao tác 5: Massage nhẹ phần sau gáy.
Thao tác cuối cùng này rất hữu ích trong việc trị ho. Đặt ngón trỏ và ngón giữa trên đường cơ sở của hộp sọ (chân tóc) và mát xa nhẹ theo hướng đi xuống và lặp lại nhiều lần.
9. Trẻ cần đến gặp bác sĩ khi
Việc đưa trẻ đến gặp bác sĩ là cần thiết bất cứ khi nào bạn cảm thấy lo lắng về sức khỏe của trẻ, nhưng các mẹ đặc biệt lưu ý về các dấu hiệu mà trẻ chắc chắn cần được sự kiểm tra của bác sĩ:
– Sổ mũi và đau họng kéo dài
– Nôn mửa hoặc tiêu chảy
– Đau tai
– Khó thở
– Ho nặng tiếng
– Sốt cao và không giảm nhiệt độ sau khi uống thuốc hạ sốt
– Trẻ tỏ ra mệt mỏi và nằm bẹp
(Theo Afamily)