báo mẹ và bé

Phát hiện bệnh lý ở vú bằng kỹ thuật quang âm

Sẽ không còn gì lạ với các thăm dò tuyến vú bằng kỹ thuật siêu âm và chụp tuyến vú. Tuy nhiên, phương pháp này chưa thực sự đem lại độ tin cậy cao cho thầy thuốc cũng như độ an toàn cho người bệnh. Phát triển một kỹ thuật mới để phát hiện chính xác ung thư vú là một bước tiến mới trong chẩn đoán căn bệnh này.

chup-X-quang-la-ky-thuat-truyen-thong-e0b75

Kỹ thuật truyền thống

Chụp tuyến vú là một trong các xét nghiệm thông dụng và dễ làm nhất để chẩn đoán các bệnh lý tuyến vú. Người ta chỉ cần chiếu một chùm tia Rơnghen (X) có cường độ nhất định qua tuyến vú, sau đó dùng một màn hứng ảnh để bắt lấy hình ảnh của tuyến vú. Về nguyên lý chụp không khác gì nguyên lý chụp Xquang thông thường. Điều khác duy nhất ở đây là cường độ tia thường yếu hơn nhiều (tia mềm) vì tia đi qua phần mềm của cơ thể chứ không đi qua phần cứng như xương.

Kết quả chụp tuyến vú cho một hình ảnh khá chi tiết về tuyến vú. Nó sẽ đưa ra câu trả lời cho các vấn đề như tuyến vú có bị u không, có bị viêm không cùng một số vấn đề khác. Ưu điểm của chụp tuyến vú là không đắt, không đòi hỏi quá cầu kỳ lại đưa ra nhiều kết quả khá chính xác. Nhưng nhược điểm của nó chính là hình ảnh đôi khi không rõ ràng hoặc không có sự phân định tốt giữa bệnh và không bệnh, giữa lành tính và ác tính, ví sự đi qua của tia X ở những mô bán tổn thương hoặc tổn thương hỗn hợp là một chướng ngại khó cho chẩn đoán. Tia X không thể cho ra một hình ảnh đẹp như ý và có sự phân định rõ ràng. Hay nói một các khác, tia X không thể đưa ra một hình ảnh có độ tương phản cao, hình ảnh sắc nét và hiển thị rõ. Do đó, người ta luôn hướng đến một kỹ thuật nào đó có thể chụp tuyến vú một cách tổng thể giống như kỹ thuật chụp tuyến vú thông thường nhưng lại cho ra hình ảnh có độ phân giải cao như chụp CT.

Bên cạnh đó, kỹ thuật chụp tuyến vú kinh điển có thể để lại một số tác dụng phụ nhất định. Đó là sự phơi nhiễm với các tia ion hóa, là tia X. Hậu họa của tiếp xúc với tia ion hóa có thể gây biến thể bộ gen và biến thể tế bào. Mặc dù cường độ và liều lượng tia không nhiều và không lớn sau mỗi lần chụp song không thể bỏ qua.

Các nhà kỹ thuật luôn mong mỏi tìm ra một thiết bị chụp tuyến vú mang lại hai lợi ích: vừa cho được hình ảnh tốt, có độ phân giải cao vừa an toàn cho người bệnh và có chi phí thấp. Từ những mục tiêu đó, một thiết bị mới được thử nghiệm, thiết bị tạo quang âm.
Và tính ưu việt của kỹ thuật mới

Thiết bị tạo quang âm là một thiết bị tạo ra hình ảnh chụp từ ánh sáng và âm thanh. Hay nói một cách ngắn gọn là tạo âm thanh từ ánh sáng. Sẽ là rất ngạc nhiên nếu chúng ta nghe tới thuật ngữ này vì ánh sáng và âm thanh là hai thứ gần như chẳng có họ với nhau. Nhưng thực ra chúng lại liên quan với nhau ở một số điểm đó là có thể truyền năng lượng, hấp thu năng lượng và phát xạ năng lượng. Vì thế, chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra sóng siêu âm từ ánh sáng miễn sao có cơ chế biến đổi năng lượng chứa trong hai dạng kích thích này.

Nguyên lý hoạt động chung như sau: đầu tiên thiết bị sẽ chiếu tia laser vào bộ phận cần chụp trước. Sau đó năng lượng ánh sáng được hấp thụ. Sau khi hấp thụ năng lượng, chúng sẽ phát xạ năng lượng theo sự phát xạ nhiệt làm giãn nở các phần tử không khí xung quanh. Sự giãn nở không khí làm thay đổi sự chuyển động và chúng phát ra sóng siêu âm. Sử dụng đầu thu của siêu âm để tích hợp lại các tín hiệu âm học này và hình ảnh được tái tạo.

Nguyên lý tạo hình ảnh từ siêu âm hoàn toàn giống với kỹ thuật siêu âm thông thường. Chỉ khác là siêu âm thông thường chúng ta kích thích bằng sóng siêu âm và thu lại tín hiệu phát xạ lại bằng đầu thu. Còn trong thiết bị tạo quang âm, chúng ta thu lại tín hiệu siêu âm từ ánh sáng laser.

Thiết bị tạo quang âm thực ra không phải là kỹ thuật mới, vì người ta đã dùng kỹ thuật này khá lâu. Nhưng gần đây, người ta đã tạo ra thiết bị tạo quang âm không dùng tia laser mà dùng tia hồng ngoại và vùng ánh sáng đỏ để kích thích mô. Điều này tạo ra một hiệu ứng tương đối tốt. Công nghệ này đã làm nổi bật các hình ảnh thu được đặc biệt là các hình ảnh ác tính vì hemoglobin trong lòng mạch sẽ hấp thu ánh sáng có bước sóng dài hơn. Chúng sẽ tạo nên sự khác biệt tương phản rõ ràng giữa một bên là mô giàu mạch máu và một bên là mô không giàu mạch máu. Sự phát hiện các khối u và các bệnh lý ác tính trở nên dễ dàng hơn.
Dựa trên nguyên lý này chúng ta có thể có một biểu đồ khá chi tiết về hệ thống mạch máu của mô. Và theo đó, chúng ta có thể có hình ảnh tương đối chính xác về mô ác tính và không ác tính. Vì mô ác tính luôn giàu đậm độ hệ thống mạch máu hơn các mô lành.
Phát hiện bệnh lý ở vú bằng kỹ thuật quang âm 3
Đầu dò siêu âm

Được thử nghiệm trên người bệnh và người ta rất thích thú với hiệu ứng thu được. Hình ảnh khá rõ nét và phân định rõ giữa mô lành và mô ác. Thậm chí người ta có thể dễ dàng tái tạo hình ảnh 3D từ hình ảnh thu được theo nguyên lý quang âm này.

Thiết bị thu được đã tích hợp được hai ưu điểm mà người ta kỳ vọng: đó là thu được hình ảnh sắc nét, chi tiết và tuyệt đối an toàn, không để lại một tác dụng phụ nào. Người ta đã so sánh và thấy hình ảnh thu được rõ nét hơn hình ảnh siêu âm, rõ hơn cả CT và MRI. Tất nhiên, hình ảnh thu được ưu việt hơn rất nhiều lần so với hình ảnh chụp tuyến vú thông thường.

Hy vọng kỹ thuật này có thể giúp chúng ta phát hiện chính xác các khối u từ khi còn rất nhỏ và đem lại một chẩn đoán chính xác như thể được chẩn đoán từ các thiết bị xâm nhập cơ thể vậy.

Lâm Phúc (Theo Optics Express)

Tags: , ,

Bài viết cùng danh mục